Những bất ổn địa chính trị diễn
ra trên thế giới đi kèm với tình hình suy thoái toàn cầu khiến ngành sản
xuất thép lâm vào tình trạng lao đao.
Theo số liệu cập
nhật mới nhất từ Hiệp hội thép Việt Nam, tình hình kinh doanh thép trong
tháng 9 vừa qua đã có sự sụt giảm. Cụ thể sản xuất thép thành phẩm của
Việt Nam đạt 2,446 triệu tấn, tăng 23,41% so với tháng 8/2022 và tăng
1,7% so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, lượng thép các loại bán ra chỉ
đạt 1,998 triệu tấn, giảm 7,19% so với tháng trước và giảm 9,9% so
với cùng kỳ.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã
xuất khẩu khoảng 5,92 triệu tấn thép giảm 30,27% so với cùng kỳ năm
trước. Giá trị xuất khẩu đạt 6,08 tỷ USD giảm 13,35% so với cùng kỳ năm
2021.
Các
chuyên gia dự báo giá thép châu Á nói chung khó bứt phá trong quý
4/2022 do nhu cầu thấp và chi phí năng lượng tăng cao. Đặc biệt, nhu cầu
thép từ các lĩnh vực bất động sản và sản xuất của Trung Quốc, thị
trường trọng điểm trong khu vực vẫn yếu cho đến cuối năm, bất chấp một
số hỗ trợ từ các gói kích thích của chính phủ Trung Quốc.
Tại
thị trường thép Việt Nam, song song với việc chịu ảnh hưởng từ các yếu
tố bên ngoài, những bất ổn trên thị trường bất động sản cũng gián tiếp
kéo nhu cầu sử dụng thép xuống thấp. Điều này buộc các nhà sản xuất thép
trong nước phải tích cực tìm biện pháp để xoay sở qua "mùa đông" phía
trước.
Top đầu thị trường sản xuất thép Việt Nam từ trước đến
nay vẫn chia thành 2 nhóm dựa vào công nghệ sản xuất: Nhóm luyện thép
bằng công nghệ lò cao (Hoà Phát, Thép Thái Nguyên Tisco…), Nhóm sử dụng
công nghệ lò hồ quang điện EAF (Thép Pomina, Vina Kyoei, Thép Miền
Nam…).
Thép
Pomina là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam vận hành hệ thống luyện
thép kết hợp giữa lò cao và lò hồ quang điện Consteel (Ảnh: Thép Pomina)
Diễn biến giá quặng sắt và thép
phế liệu trên thế giới, 2 nguồn nguyên liệu chính để luyện thép, luôn
khó lường. Có những thời điểm quặng sắt mang lại khả năng cạnh tranh
cao, nhưng ngược lại cũng có những thời điểm, thép phế liệu chiếm ưu thế
về chi phí. Thép Pomina là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam vận hành
hệ thống luyện thép kết hợp giữa lò cao và lò hồ quang điện Consteel từ
châu Âu, với khả năng chủ động trong việc lựa chọn sản xuất linh hoạt
giữa quặng sắt và phế liệu để luôn thích nghi phù hợp với diễn biến thị
trường.
Mới đây, Công ty Cổ phần Thép Pomina đã chủ động
dừng hoạt động sản xuất lò cao để chuyển sang tập trung vào thế mạnh là
lò điện. Phía Pomina cho biết, với quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào là
thép phế liệu hoặc quặng sắt để luyện thép, việc sử dụng một lò điện
với công suất đạt mức tối đa và tối ưu chi phí, tốt hơn việc duy trì cả
hai lò nhưng sản xuất chỉ ở mức tối thiểu.
Thép Pomina chọn phương án tối ưu chi phí sản xuất để công suất đạt mức tối đa
(Ảnh: Thép Pomina)
"Đây
thực tế là một chủ trương linh hoạt, giúp nhà máy củng cố hiệu suất
hoạt động của lò điện, tăng khả năng cạnh tranh nội bộ của tập đoàn và
kiểm soát chi phí sản xuất".
Dù dừng hoạt động lò cao,
song các nhà máy thuộc Tập đoàn Thép Pomina bao gồm nhà máy Pomina 1,
Pomina 2, Pomina 3, và Tôn Pomina vẫn được vận hành bình thường và độc
lập về tài chính. Cụ thể, trong giai đoạn Pomina đầu tư dự án lò cao vào
năm 2019, dự án tôn mạ màu với công suất lên đến 600.000 tấn/năm tại
nhà máy Tôn Pomina vẫn hoạt động tốt, không ngừng gia tăng thị phần tại
thị trường tôn mạ trong và ngoài nước. Nhiều lô hàng tôn mạ màu liên
tiếp được xuất khẩu đến Mỹ, châu Âu… bất chấp những tác động của đại
dịch Covid-19 và tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng.
Phía Pomina cũng nói thêm rằng việc mở lại hoạt động lò cao sẽ linh động và tùy thuộc vào triển vọng của thị trường thép.
Quý
IV/2022 là quãng thời gian đối với ngành thép khi các yếu tố rủi ro về
lạm phát, phòng vệ thương mại vẫn gia tăng (Ảnh: Unsplash)
Được
biết, tình trạng đóng cửa lò cao đang diễn ra tại nhiều nước trên thế
giới, không riêng gì Pomina. Vào tháng 9/2022, trong bối cảnh nhu cầu
xuống thấp và giá năng lượng tăng mạnh, ArcelorMittal - hãng thép lớn
nhất châu Âu, đã ngừng hoạt động sản xuất lò cao số 3 ở Dąbrowa Górnicza
(Ba Lan) để nâng công suất 2 lò cao còn lại trong cùng khu vực. Trước
đó, nhà máy Aperam của Bỉ, Acrinox của Tây Ban Nha, US Steel ở Mỹ cũng
ngừng hoạt động để nâng công suất tối ưu cho các nhà máy trọng điểm
trong cùng tập đoàn.